1- Công nghệ Dual Channel :
A/Single Chanel:
Đây là chế độ khi Main chỉ cắm 1 thanh RAM hoặc cắm nhiều RAM nhưng Main ko hỗ trợ Dual Chanel. Cái này chỉ gặp ở các Main đời cũ, những Main đời mới cỡ vài năm trở lại đây đều hỗ trợ Dual Chanel. Ko có nhiều điều để nói về cái này.
B/ Dual Chanel:
Đây là vấn đề mà nhiều bạn quan tâm nhưng cũng có nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về nó. Đầu tiên để chạy dc chế độ này Main của bạn phải hỗ trợ Dual Chanel. Điều kiện để chạy Dual Chanel:
- RAM phải dc gắn trên cả 2 kênh.
- Cùng loại RAM trên mỗi kênh (cùng DDR/DDR2 hay DDR3).
- Cùng dung lượng bộ nhớ trên mỗi kênh (cùng là 512MB, cùng 1GB hay cùng 2GB).
- 2 thanh giống nhau phải cắm ở khe giống nhau ( cùng khe 0 hoặc 1 ).
Như vậy để chạy dc Dual Chanel, ko bắt buộc RAM phải cùng độ trễ, cùng tốc độ hay cùng thương hiệu.
Dual Chanel là chế độ chạy mang lại băng thông lớn nhất cho ứng dụng.
Chúng ta có thể chạy Dual Chanel với 2, 3 hay 4 thanh RAM dc gắn trên Main. Cụ thể như sau:
- Chạy Dual Chanel với 2 RAM:
- Chạy Dual Chanel với 3 thanh RAM:
- Chạy Dual Chanel với 4 thanh RAM:
Chú ý: Khi chạy Dual, tốc độ của các thanh RAM sẽ nhận theo tốc độ của thanh RAM thấp nhất. Ví dụ bạn có 1 thanh RAM 512MB bus 667 gắn với 1 thanh 512MB bus 800, cùng là DDR2, như vậy hệ thống sẽ chạy Dual Chanel ở bus 667.
C/ Flex Memory:
Đây là kiểu hỗn hợp giữ Single Chanel và Dual Chanel .Với Chipset Intel, công nghệ Flex Memory sẽ có từ dòng i925 Express trở về sau Chế độ chạy này ko yêu cầu khắt khe như Dual Chanel, chỉ cần:
- RAM dc cắm trên cả 2 kênh.
- Cùng công nghệ RAM (DDR, DDR2 hoặc DDR3).
Như vậy Flex Memory sẽ thoáng hơn ở chỗ ko yêu cầu trên mỗi kênh phải cùng dung lượng RAM hay lắp các vị trí tương ứng nhau .
Flex Memory sẽ hoạt động như sau: giả sử bạn gắn 1 thanh 512MB trên Chanel A, DIMM 0 và 1 thanh 1GB trên Chanel B DIMM 0 như hình sau:
Khi đó thanh ram 512MB ở kênh A sẽ chạy Dual Chanel với 512MB RAM của thanh RAM ở kênh B, phần còn lại là 512MB của kênh B sẽ chạy ở Single Chanel.
D/Triple Channel -Làm giảm độ trể của hệ thống bằng cách truy cập trực tiếp ram từ CPU ( dùng Core i7 ) không thông qua chipset
-Chỉ dùng cho DDR3 , sản xuất theo bộ dành riêng cho Triple Channel
-Main và CPU có hổ trợ Triple Channel
-Trên main có 4 khe ram : 1 màu đen , 3 màu xanh :
+ Nếu cả 3 khe xanh được cắm ram đúng tiêu chuẩn , hệ thống kênh 3 (Triple Channel ) được kích hoạt
+ Nếu chỉ có 2 khe xanh được cắm ram thôi lúc đó bộ nhớ kênh đôi được kích hoạt
http://www.benhvientinhoc.com
2- Công nghệ Dual BIOS :
Công nghệ này do tập đoàn GIGABYTE phát triển và nó được giới thiệu rộng rãi ra thị trường người dùng. Dual BIOS cho phép lưu trữ những thông tin trong BIOS sang một vùng nhớ an toàn khác.
Dual BIOS được tích hợp sẵn trên một số sản phẩm của hãng này như GA-8IG1000 hay GA-8IG1000 Pro. Vậy Dual BIOS là gì ? Làm sao để tận dụng được công nghệ mới mà GIGABYTE đem lại cho chúng ta. Bài viết giới thiệu về DualBIOS và nguyên lý hoạt động của nó.
DualBIOS là gì ? DualBIOS thực chất là một công nghệ cho phép mainboard của bạn được tích hợp hai chip BIOS. Một loại được gọi là Main BIOS (BIOS chính) và một loại được gọi là Backup BIOS (BIOS dự phòng). Mainboard thường hoạt động với Main BIOS, nhưng nếu nó bị hư hại vì một lí do nào đó thì backup BIOS sẽ được tự động sử dụng trong lần khởi động tiếp theo. PC của bạn sẽ hoạt động giống như là trước khi main BIOS bị trục trặc. Thử tưởng tượng xem bạn sẽ gặp rắc rối như thế nào nếu như không có backup BIOS.
DualBIOS hoạt động như thế nào ? Công nghệ DualBIOS hỗ trợ chức năng bảo vệ BIOS hệ thống trong suốt quá trình hệ thống khởi động, kiểm tra các thiết bị. Ngoài ra nó còn có khả năng tự động khôi phục BIOS trong những lúc cần thiết. Nếu như có bất cứ lỗi nào của BIOS xảy ra trong quá trình khởi động thì lựa chọn “Auto Recovery” nằm trong bộ công cụ của DualBIOS sẽ bảo đảm cho việc máy tính của bạn vẫn vận hành trơn tru. Điều đáng nói ở đây là công nghệ BIOS hết sức linh hoạt. Nếu BIOS chính chỉ bị mất thông tin, nhưng chip BIOS vẫn hoạt động thì khi đó, công nghệ Dual BIOS sẽ cập nhật lại thông tin cần thiết từ BIOS dự phòng sao cho máy tính vẫn hoạt động bình thường. Nhưng nếu cả chip BIOS chính bị hỏng hoàn toàn thì chip BIOS sẽ được dùng thay thế.
Tại sao mọi người lại cần đến DualBIOS ? Hiện nay, ngày càng có nhiều sự cố xảy đến với BIOS hệ thống. Còn về nguyên nhân? Có nhiều lý do để BIOS của bạn bị hư hại: do virus phá hoại, nâng cấp BIOS không thành công, hay thậm chí bản thân nó tự hỏng.
Dưới đây là những lý do bạn cần đến công nghệ DualBIOS cho mainboard của mình :
- Khi bạn truy cập Internet, máy tính của bạn bị nhiễm loại virus chuyên tấn công và phá hoại BIOS. Nó sẽ thường trú trong bộ nhớ, âm thầm xoá sạch mọi thông tin về các thiết bị lưu trữ trong BIOS mà bạn không hể biết. Bạn chỉ nhận thấy tác hại của nó khi khi mở máy vào lần sau.
- Trong quá trình nâng cấp BIOS , nếu bạn chẳng may chạm phải công tắc nguồn, động phải phím Reset hay sự cố mất điện, tất cả đều khiến toàn bộ dữ liệu lưu giữ trong BIOS cũng mất sạch.
- Khi người dùng cập nhật BIOS bằng những file không đúng với phiên bản của nó cũng dẫn đến tình trạng máy tính bị treo trong quá trình khởi động
Với công nghệ DualBIOS, bạn có thể làm giảm đáng kể những rủi ro có thể xảy ra đối với hệ thống của mình vì những lý do nêu trên. Công nghệ mới này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian kiểm tra thiết bị và cả thời gian boot giúp máy tính của bạn chạy nhanh hơn.
Nguồn http://vietbao.vn
3. Công nghệ Hyper-Threading Technology
Công nghệ HT có xuất xứ từ công nghệ đa luồng đồng thời (Simultaneous Multi-Threading, SMT) đã được Intel ứng dụng đầu tiên trên các CPU Xeon dành cho máy chủ, máy trạm. SMT cho phép đa luồng tác vụ cùng chia nhau sử dụng tất cả các tài nguyên của CPU, như cache, các đơn vị xử lý, control logic, các bus và các hệ thống bộ nhớ.
- Cách hoạt động của công nghệ HT. Phần trên là CPU không có HT. Phần dưới là khi HT ra tay.
Bạn lưu ý cho, do không hỗ trợ đa nhiệm, đa luồng, một số phần mềm ứng dụng thậm chí bị “bối rối” khi “nhìn” thấy tới 2 CPU, dẫn tới chuyện còn chạy tệ hơn khi không có HT. Để xử cái vụ này, các mainboard đều có tùy chọn mở (enable) hay tắt (disable) công nghệ HT ở BIOS. Yêu cầu bắt buộc để sử dụng HT là bạn phải có hệ điều hành, CPU, và mainboard với chipset hỗ trợ công nghệ này.
Các chipset hỗ trợ HT là từ i854E trở về sau này. Nói cho dễ nhớ, ngoại trừ hai chipset i845 và i845GL, cũng như chipset i850, tất cả các chipset i845 khác, i850E, các chipset i848, i865 và i875P đều có chức năng HT.
Cũng xin lưu ý, ở các vụ này, Intel còn phân thành hai cấp:
- được tối ưu hóa cho HT (Optimized for HT Technology), gồm các chipset i875P, i865G, i865PE và i865GV. Như tên gọi, các chipset này mới khai thác triệt để công nghệ HT.
- hỗ trợ HT (Supports HT Technology), gồm các chipset có chức năng HT còn lại.
Các CPU desktop Intel hỗ trợ HT hiện nay gồm:
- Pentium 4 bus 800 MHz: 3.20 GHz, 3.0 GHz, 2.80C GHz, 2.60C GHz, 2.40C GHz
- Pentium 4 Extreme Edition bus 800 MHz: 3.20 GHz
- Pentium 4 bus 533 MHz: 3.06 GHz
4. Intel ® Multi-Core Technology
Trung tâm để lộ trình công nghệ của chúng tôi, Intel ® đa-vi xử lý lõi dựa trên 45nm đang mở đường cho cuộc cách mạng tiếp theo trong công nghệ xử lý 32nm xử lý đa lõi. Bởi đổi mới kiến trúc tương lai có thể chứa hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm bộ xử lý trên một đơn chết, chúng tôi đảm bảo rằng các công nghệ Intel ® sẽ tiếp tục bắt kịp với nhu cầu cũng vào tương lai.
Công nghệ kết nối điểm – điểm ngược lại với hệ thống bus, mang đến nhiều ưu điểm cho việc truyền thông chip-to-chip. Một trong số các ưu điểm đó là các tín hiệu truyền thông không yêu cầu cách thức truyền multiplex. Bên cạnh đó các tín hiệu truyền thông này còn tránh được những hiện tượng xuyên nhiễu và các vấn đề tạp âm, có thể được truyền tải đi với mức công suất thấp. Tất cả các điều đó kết hợp lại là cho quá trình truyền tải dữ liệu được nhanh hơn và rõ ràng hơn.
Một ưu điểm khác của công nghệ point-to-point là nó không phải chịu cảnh suy biến hiệu suất như các Bus PCI mắc phải, nguyên nhân bắt nguồn từ số lượng thiết bị được kết nối tăng. HyperTransport chỉ sử dụng một kết nối trực tiếp giữa hai thiết bị. Chính vì thế mà hiệu suất được bảo đảm khi có nhiều thiết bị được kết nối.
Tuy nhiên tất cả đều không phải là hoàn hảo, đối với HyperTransport cũng vậy. Chúng ta cần phải đánh giá đúng công nghệ PCI Express ở đây. Với HyperTransport, gói dữ liệu theo sau các gói điều khiển chỉ có 4 đến 64 byte. Trong khi đó gói dữ liệu cho PCI Express có thể lên đến 4096 byte. Chính vì vậy trong một số trường hợp, PCI Express có thể cho hiệu suất sử dụng overhead trên dữ liệu truyền tải thấp hơn so với HyperTransport. Tuy nhiên trong trường hợp các hoạt động đọc và ghi của bạn chỉ yêu cấu đến các gói dữ liệu nhỏ thì việc sử dụng HyperTransport sẽ mang lại đáng kể về hiệu suất cho bạn.
[COLOR=rgb(51, 102, 255);]Hình 1: Sơ đồ về overhead của HyperTransport và PCI Express[/COLOR]
Một khía cạnh khác giúp HyperTransport tăng được hiệu suất của nó là Priority Request Interleaving (PRI). Đây là một ý tưởng khá mới mẻ và mang lại nhiều hiệu quả. Hình 2 bên dưới thể hiện cách PRI làm việc như thế nào. Vấn đề mà PRI giải quyết ở đây là: Khi CPU đang trong chuỗi truyền thông dài với thiết bị ngoại vi B, trong khi đó thiết bị ngoại vi A lại cần truyền thông với CPU, thông thường thiết bị A sẽ phải đợi cho tới khi thiết bị B kết thúc quá trình truyền thông để chuyển sang truyền thông với nó; tuy nhiên điều này có thể mất khá nhiều thời gian và rõ ràng sẽ làm giảm hiệu suất tổng thể đối với hệ thống.
Công nghệ PRI cho phép thiết bị ngoại vi A có thể chèn một gói PRI vào luồng dữ liệu của thiết bị B. Gói PRI này được đọc bởi một CPU khác mà sau đó có thể khởi tạo chuỗi truyền thông với thiết bị A trên một kênh liên kết khác.
[COLOR=rgb(51, 102, 255);]Hình 2: Sơ đồ giải thích PRI.[/COLOR]
Tuy vậy không phải tất cả các ứng dụng đều sử dụng công nghệ HyperTransport theo cùng một cách. Một số bộ vi xử lý có công nghệ HyperTransport đích thực. Các bộ vi xử lý như vậy được cung cấp từ AMD, Transmetta, Broadcom, và PMC Sierra. Một số các bộ vi xử lý khác lại chỉ sử dụng HyperTransport như một bus hiệu suất cao để truyền tải dữ liệu từ PCI, PCI Express, USB và các công nghệ khác thông qua hệ thống.
Mặc dù HyperTransport là một công nghệ khá thú vị với nhiều ưu điểm về mặt hiệu suất nhưng rõ ràng chúng ta không thể phủ nhận các công nghệ khác. Các kỹ sư cần phải cân nhắc kỹ những nhu cầu của họ một cách cẩn thận để chọn ra công nghệ nào phù hợp cho ứng dụng cụ thể
Nguồn từ http://www.quantrimang.com.vn
7.Công nghệ Ultra Durable (Ultra Durable 3™ Classic)
Bo mạch chủ GIGABYTE Ultra Durable 3 được trang bị hoàn toàn bằng Tụ nhôm đặc từ các nhả sản xuất hàng đầu Nhật Bản. Với dòng đời trung bình lên đế 50,000 giờ, các Tụ nhôm đặc này mang lại sự ổn định, tin cậy và tuổi thọ linh kiện cao đáp ứng các đòi hỏi về cung cấp điện cho các bộ xử lý cao cấp và các linh kiện khác khi chạy hàng ngày các ứng dụng hay game đòi hỏi cao.
Cuộn cảm lõi Ferit • Giảm thất thoát năng lượng.
• Nhiễu EMI thấp hơn.
• Chống gỉ tốt hơn so với cuộn cảm lõi sắt.
Với những cuộn cảm, GIGABYTE đã sử dụng cuộn cảm lõi Ferit đắt tiền hơn. Các cuộn cảm kháng lõi Ferit được tạo nên từ hợp chất ôxit sắt cùng với một số kim loại khác có tính lưu trữ năng lượng cao hơn so với các cuộn cảm kháng có lõi sắt thông thường ở tần số cao. Điều này đồng nghĩa với việc giảm thất thoát điện năng tại lõi và giảm nhiễu EMI tăng thêm sự tin cậy cho hệ thống. Thêm vào đó, cuộn cảm lõi ferit có khả năng chống gỉ tốt hơn lõi sắt thông thường. Trong khi rất nhiều người có thể chưa bao giờ xảy ra tình trạng bị gỉ sét trên bo mạch chủ, nhưng đối với những cư dân sinh sống ở miền ven biển có nồng độ muối trong không khí cao, điều này sẽ tạo nên khác biệt lớn.
Nguồn từ http://www.gigabyte.vn
8. Công Nghệ Dual Graphics
Dual Graphics là công nghệ giúp tăng hiệu năng của card đồ họa ( tương tự như cpu 2 nhân) ,VD như 1 card sẽ lo tạo hiệu ứng vật lý+hình ảnh còn 1 card sẽ lo tính toán AI( artificial intelligence-trí tuệ nhân tạo-điều khiển "bot" như trong game Counter Strike),tuy nhiên hiệu năng tăng ko đều trên các ứng dụng ,đặc biệt là game vì mỗi game đều đc tối ưu cho 1 loại chip ,hoăc là tối ưu cho Ati hoặc là tối ưu cho Nvidia. (
Hiện nay có 2 công nghệ cho phép chạy nhiều card đồ họa trên 1 mainboard (đương nhiên là mainboard phải hỗ trợ về mặt phần cứng :shock: ,2 khe cắm đồ họa trở lên) là: SLI:Scalable Link Interface của NVIDIA ,yêu cầu 2 card giống nhau để có thể chạy đc
CROSSFIRE:của ATI,hơi đặc biệt 1 chút về yêu cầu,nếu 2 card gióng nhau thì tất nhiên là no problem,còn 2 card khác nhau nếu cùng dòng cũng có thể chạy đc ,VD như dòng X1K có thể chạy X19xx với X16xx.
Cả 2 cách như trên đều yêu cầu có 1 cái cầu nối (Bridge) để nối 2 card với nhau.
Hình dưới đây là sơ đồ khối của Dual - Graphics pipeline
9. Công nghệ Dual LAN
Nguồn tham khảo và tổng hợp từ internet.
0 nhận xét:
■ Dù vô tình hay hữu ý đến với blog này , cũng mong bạn để lại một nhận xét tại bài viết đang xem như một món quà dành cho Mình.
■ Bạn không cần bất kì tài khoản nào để nhận xét ,mà có thể chọn "ẩn danh" hoặc Tên.
■ Rất mong bạn đề tên cho nhận xét của chính mình - Bằng cách chọn vào Tên/URL và điền tên bạn vào (Phần URL có thể bỏ trống ).
■ Cũng rất mong các bạn nếu có nhận xét gì thì mong các bạn đừng có xúc phạm đến mình hay xúc phạm đến người có trong nội dung bài viết